(Tiếng Việt bên dưới)
For many students, choosing a major in college is one of the most important decisions to make at such a young age. From hundreds of courses in Vietnam as well as overseas, students need to think carefully before choosing the “candidates” that best suits you the most, including your interests and skills.
Some of the questions students often wonder during the admission process include:
- Is the field of study really as interesting as how people “advertise” it?
- Should I choose the major I am good at or choose the one I like?
- What if I later realize that I don’t have what it takes to develop in this field?
Look for “potential candidates”
Before investigating the courses, do some self-research. Choosing a major while neglecting interests and talents is analogous to “finding a needle in a haystack.” Graduates are expected to be more engaged in learning and mastering skills than ever before in the constantly-changing world of integration. How will you achieve this if you are not enthusiastic and have the potential to grow?
In fact, everything is not “macro” as the students often worry. In essence, getting to know yourself is like re-reading a book; The subjects you study well, your daily hobbies and the comments you often receive from people around are the valuable details of the book that will lead you to the door of university.
For example, if you are described as observant, creative and passionate about hot social events, then you may be a good fit for Marketing. On the other hand, if you love children, have patience and a soft voice, try looking into Early Childhood Education.
As you can see, it doesn’t take much effort to get rid of a lot of unsuitable candidates. Now carefully note these details and move on to the next step below.
The SWOT and find the champion
At this point, you must have some choices in mind, right? In these challenging decision-making periods, the ideal option is to gather as much information as possible and employ a multi-purpose SWOT table.
SWOT analysis is no longer unusual, especially within high school students. This is a strategy for assisting people in objectively analyzing an object/problem from several angles using the following factors: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats.
- Strengths: Abilities that you have or can acquire as you pursue your major.
- Weaknesses: The weaknesses that you must overcome and improve are closely tied to your subject of study.
- Opportunities: Job opportunities related to your field of study, market and social trends that positively affect your field of study in the future.
- Threats: Risks from outside may occur during your time at university and later, such as job saturation, the replacement of information technology and artificial intelligence with labor force.
When doing a SWOT analysis, students should make a point of distinguishing between elements that are internal and those that are external (the market). The majority of the elements included in the strengths and weaknesses section are based on your personality and capabilities which may be developed and altered over time. Opportunities and threats, on the other hand, are frequently the result of external circumstances that are impossible for young people to intervene and modify. You should be careful not to mix these two up.
You were now able to get an answer to the query “I don’t know if I am suitable for this subject of study” thanks to the SWOT analysis.
Make a selection based on the available data, focusing on the strengths and prospects, and don’t forget to consider solutions to overcome the shortcomings that have been noted on paper.
Wish you the best to find the “tailor-made” course for yourself!
Đối với nhiều bạn học sinh, việc chọn ngành ở đại học là một trong những quyết định quan trọng nhất cần phải đưa ra ở lứa tuổi còn lắm non nớt này. Trong hàng trăm ngành nghề được đào tạo ở Việt Nam và trên toàn thế giới, các bạn buộc phải đắn đo thật kỹ càng trước khi chọn ra những “ứng cử viên” phù hợp với bản thân nhất, bao gồm sở thích và kĩ năng của mình.
Một số câu hỏi các bạn học sinh thường thắc mắc trong quá trình tham khảo tuyển sinh gồm có:
- Liệu ngành học có thật sự thú vị như cách mọi người “quảng cáo”?
- Nên chọn ngành mình giỏi hay chọn ngành mình thích?
- Nếu sau này phát hiện ra mình không đủ sức phát triển với ngành nghề này thì sao?
Hãy tìm ra những “ứng cử viên tiềm năng”
Trước khi tìm hiểu về ngành học, hãy tìm hiểu bản thân mình. Chọn ngành học mà bỏ qua sở thích và thế mạnh thì không khác nào “mò kim đáy bể”. Tại thế giới hội nhập không ngừng phát triển, các bạn sinh viên sau tốt nghiệp càng được yêu cầu phải năng nổ học hỏi và thành thạo kỹ năng hơn bao giờ hết. Thử hỏi nếu không đam mê và có khả năng phát triển, bạn sẽ thực hiện điều này như thế nào?
Thật ra, mọi chuyện không hề “vĩ mô” như các bạn học sinh vẫn hay lo lắng. Thực chất việc tìm hiểu bản thân cũng như đọc lại một cuốn sách; những môn bạn học tốt, những sở thích thường ngày cùng với những lời nhận xét bạn thường xuyên nhận được từ những người xung quanh chính là chi tiết đắt giá của cuốn sách dắt bạn đến cánh cửa đại học.
Ví dụ, nếu bạn được nhận xét là người có tính quan sát kĩ lưỡng, lại có óc sáng tạo và đam mê với những sự kiện nóng bỏng của xã hội, vậy có thể bạn phù hợp với Marketing. Mặt khác, nếu bạn yêu thích trẻ em, có tính nhẫn nại và giọng nói nhẹ nhàng, hãy thử xem xét ngành Giáo dục Mầm non.
Như bạn thấy đó, chưa cần tốn bao nhiêu sức lực mà bạn đã loại bỏ được rất nhiều ứng cử không phù hợp rồi. Bây giờ hãy cẩn thận note lại những chi tiết này và đến với bước tiếp theo bên dưới nhé.
Phân tích SWOT và tìm ra quán quân
Đến đây chắc hẳn bạn đã có cho mình vài sự lựa chọn trong đầu rồi đúng không? Những lúc phải khó khăn đưa ra quyết định như thế này, giải pháp tốt nhất chính là nghiên cứu thật nhiều thông tin cần thiết và sử dụng bảng SWOT đa năng.
Phân tích SWOT từ lâu đã không còn quá lạ lẫm nữa, ngay cả với những bạn học sinh trung học. Đây là phương thức giúp người dùng phân tích khách quan một vật thể/vấn đề dưới nhiều góc nhìn thông qua các yếu tố: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats).
Strengths: Những điểm mạnh bạn có hoặc có thể rèn luyện trong quá trình theo đuổi ngành học.
Weaknesses: Những điểm yếu bạn cần phải khắc phục và phát triển liên quan trực tiếp đến ngành học.
Opportunities: Cơ hội làm việc liên quan đến ngành học, những xu hướng của thị trường và xã hội ảnh hưởng tích cực đến ngành học của bạn trong tương lai.
Threats: Những rủi ro từ bên ngoài có thể xảy ra trong thời gian bạn theo học đại học và sau này, có thể kể đến như bão hòa việc làm, sự thay thế của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo với sức lao động của con người.
Một mẹo nhỏ dành cho các bạn học sinh khi phân tích SWOT là hãy phân biệt rõ những tác nhân từ bản thân và từ ngoài xã hội (thị trường). Hầu hết các mục được liệt kê trong phần điểm mạnh, điểm yếu đều xuất phát từ tính cách và khả năng có sẵn của các bạn, đồng thời có thể phát triển và tự thay đổi theo thời gian. Ngược lại, cơ hội và rủi ro thường bắt nguồn từ những tác động bên ngoài mà các bạn trẻ khó có thể can thiệp và thay đổi chúng. Các bạn nên lưu ý để không nhầm lẫn hai điều này.
Thông qua phân tích SWOT, các bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Không biết mình có phù hợp với ngành học này không?” rồi đấy.
Hãy đưa ra quyết định dựa trên những thông tin đang có, tập trung vào điểm mạnh và cơ hội của ngành nghề và đừng quên suy nghĩ cách khắc phục để xóa những điểm yếu đang được ghi trên giấy bạn nhé.
Chúc các bạn học sinh thành công tìm được ngành học phù hợp đáng mơ ước dành cho mình.
Contact 𝗟𝗘𝗩𝗜𝗦𝗔 for further consultation:
🏷 Fanpage: fb.com/levisaaustralia
🏠 Website: https://levisa.com.au/
📥 Email: hello@levisa.com.au
☎️ Hotline: (02) 6185 4470